Vì sao đơn xin visa Châu Âu (visa Schengen) của bạn bị từ chối?

 

“Bài viết tổng hợp các lý do từ chối cấp thị thực Schengen thường gặp nhất, để giúp bạn tham khảo và tránh “đi vào các vết xe đổ” này nhé!”

  1. Người xin visa Châu Âu nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.

Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh cần thiết. Hiện nay, VISANA đã đăng tải các biểu mẫu hồ sơ chuẩn xác của nhiều nước trong khối Schengen. Bạn hãy an tâm tải về tại Visa Pháp, Visa Đức, Visa Ý, Visa Hà Lan hoặc Visa Đan Mạch, v…v…

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.
  • Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
  • Người xin Visa Châu Âu Schengen không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú hoặc khai báo thông tin không rõ ràng.

  • Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch, Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực).
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).
  1. Người xin visa Châu Âu không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.

Bạn đã không thể chứng minh được tài chính của mình có thể đủ cho chuyến đi hoặc có khả năng tạo được niềm tin từ lãnh sự quán cho chuyến đi của bạn.

xin visa Châu Âu (visa Schengen) với chuyến đi công tác:

  • Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ nước ngoài không đề cập đến việc đảm nhận chi trả các chi phí. Cá nhân bạn không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.
  • Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.
  • Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.

xin visa Châu Âu (visa Schengen) với chuyến đi thăm người thân:

  • Bạn không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc bạn có đủ khả năng tài chính cá nhân.
  • Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi (có đánh dấu tại mục “không được chứng minh” hoặc “không đáng tin cậy”). Cá nhân bạn cũng không chứng minh có đủ khả năng tài chính.

Xin visa Châu Âu (visa Schengen) với chuyến đi du lịch:

  • Bạn không cung cấp bằng chứng về việc có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.
  • Bạn hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.

Visa-Chau-Au-anh-chi-phi-711Chứng minh tài chính ổn định, dư dả là một trong những điều kiện cơ bản tiên quyết để làm visa Châu Âu

 

Nếu bạn muốn được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ chuẩn xác nhất với thời gian được tiết kiệm tối đa nhất, hãy liên hệ với các công ty dịch vụ làm visa đi nước ngoài uy tín như Visana qua Hotline 090.2200.454.

  1. Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.

Về cơ bản, bạn chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.

Đối với một số hoạt động cụ thể bạn chỉ được phép lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng một trong 26 nước thuộc Schengen, bao gồm:

  • Lắp đặt hoặc tháo dỡ quầy trưng bài của hội chợ hoặc trang thiết bị,
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ trong nội bộ công ty,
  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại Đức,
  • Họp và đàm phán cũng như soạn thảo, ký kết hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại nước ngoài,
  • Các hoạt động báo chí,
  • Biểu diễn xiếc (nghệ sỹ),
  • Nhà khoa học với tư cách là khách mời, hoặc lý do khác.
  1. Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin visa Châu Âu

Thông thường bạn sẽ không được cấp visa Châu Âu nếu bạn bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). bạn có thể yêu cầu nước Schengen đã ghi danh của bạn vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.

  1. Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.
  2. Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.

Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
Visa-Chau-Au-bao-hiem-711
Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: “Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2018)

 

  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.

  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.
  1. Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không.

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ xem xét một số yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  • Ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

Lưu ý:

Đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối căn cứ Điều 32, Khoản 1b, Quy định về thị thực trong trường hợp Đại sứ quán có cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của một trong số các giấy tờ do người xin thị thực nộp hoặc nghi ngờ về mức độ xác thực của nội dung.

Đại sứ quán thẩm tra các giấy tờ do người xin thị thực cung cấp và xác định được một trong số các giấy tờ đó là giả mạo hoặc có nội dung không đúng sự thật, ví dụ:

  • Đặt phòng khách sạn hoặc đặt vé máy bay (giả mạo hoặc tự động hủy)
  • Xác nhận của bên sử dụng lao động (giả mạo hoàn toàn, được cấp vì lý do “quan hệ” hoặc “giúp đỡ bạn bè”, xác nhận mối quan hệ lao động không có thật)

Trên đây mới chỉ là những lý do phổ biến nhất để hồ sơ xin visa Châu Âu của bạn bị đánh trượt thẳng cánh.

Hãy đảm bảo hồ sơ xin visa Schengen của bạn sẽ không mắc phải những sai lầm trên nhé. Đừng quên liên lạc với Visana qua https://visana.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ làm visa Châu Âu đảm bảo và thuận tiện nhất.

The post Vì sao đơn xin visa Châu Âu (visa Schengen) của bạn bị từ chối? appeared first on VISANA.